Cách chọn máy thổi khí cho hệ thống xử lý nước thải
Trong một thệ thống xử lý nước thải thường có rất nhiều các bộ phận được trang bị các thiết bị khác nhau để các nhiệm vụ khác nhau như máy thổi khí thì cung cấp khí cho bể chứa bùn hoạt tính, máy bơm chìm nước thải thì làm nhiệm vụ bơm vận chuyển nước thải từ nơi này qua nơi khác ... Vậy chọn máy thổi khí như thế nào là hợp lý đối với hệ thống xử lý nước thải chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.
1) Chức năng, nhiệm vụ của máy thổi khí.
Như đã nói qua ở trên, máy thổi khí làm nhiệm vụ cung cấp khí cho bể chứa bùn hoạt tính, việc cung cấp khí liên tục cho bộ phận này nhằm mục đích :
- Tăng cường lượng khí oxi hòa tan để đẩy nhanh quá trình oxi hóa chất bẩn hữu cơ có trong nước. Dưới tác dụng mạnh cúa máy thổi khí giúp cho nước thải được hòa trộn đồng đều với bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật phát triển và tiếp xúc với các cơ chất cần được xử lý.
- Giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và đảm bảo oxi dùng cho quá trình oxi hóa các chất hữu cơ.
- Tránh các vấn đề yếm khí, thiếu khí diễn ra sẽ sinh ra các khí gây ức chế quá trình phát triển của vi sinh vật hiếu khí.
2) Cách chọn máy thổi khí cho hệ thống xử lý nước thải.
Thông thường, hàm lượng DO phù hợp nhất trong bể hiếu khí được duy trì trong khoảng 1,5 – 4mg/L. Nếu ít hơn hay nhiều hơn con số này đều không được bởi điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của các vi sinh vật, nếu nhiều quá thì gây lãng phí và phá vỡ cấu trúc của bùn hoạt tính. Do vậy lượng oxy lý tưởng nhất cung cấp cho bể chứa bùn hoạt tính được tính toán theo công thức sau :
Lượng Ô xy cần thiết = Lượng Ô xy hóa ngoại bào các chất hữu cơ + Lượng Ô xy để vi khuẩn thực hiện nitrat hóa + Lượng Ô xy ô xy hóa nội bào các chất hữu cơ.
Khi đó Lượng không khí cần cấp cho quá trình xử lý nước thải tính theo công thức.
Qk = Qtt.D (m3 khí/h)
Với Qtt – lưu lượng nước thải tính toán (m3/h)
D – Lượng không khí cần thiết để xử lý 1 m3 nước thải (m3 khí/ m3 nước thải)
- Áp lực của máy thổi khí tính theo công thức
Với Hs – Độ ngập của thiết bị phân tán khí trong nước (m).
- Công suất của máy thổi khí được tính theo công thức sau
Với QK – Tổng lưu lượng khí cấp cho bể xử lý (m3/h)
η – Hệ số sử dụng hữu ích của máy thổi khí (lấy khoảng 0,5 – 0,75).
Từ các tính toán kỹ thuật như trên chúng ta lựa chọn các loại máy thổi khí có các thông số về lưu lượng khí, áp lực máy, công suất điện năng, kích thước chi tiết của máy phù hợp thông qua Catalogue của nhà sản xuất.
3) Một số loại máy thổi khí chất lượng khuyên dùng.
- Máy thổi khí Tsurumi : Tsurumi là một trong những thương hiệu có các sản phẩm thiêt bị phục vụ cho hệ thống xử lý nước thải tốt nhất thế giới hiện nay như máy thổi khí, Máy bơm chìm nước thải Tsurumi... Đây là thương hiệu đến từ Nhật Bản, mang đậm chất bản sắc của các sản phẩm đến từ Nhật Bản như tính ứng dụng cao , tuổi thọ cao và hoạt động vo cùng hiệu quả.
- Máy thổi khí Longtech Đài Loan : Đây là thương hiệu máy thổi khí phổ biến nhất được sử dụng khá rộng rãi tại Việt Nam, Với chất lượng tốt cùng giá thành cạnh tranh nên rất nhiều công trình đã lựa chọn dòng máy thổi khí này.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn Quý vị Cách chọn máy thổi khí cho hệ thống xử lý nước thải. Nếu Quý khách có nhu cầu tư vấn và mua các sản phẩm thiết bị cho hệ thống xử lý nước thải như máy bơm nước thải, máy thổi khí... hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline để được tư vấn và báo giá ưu đãi nhất.
Xin trân trọng cảm ơn !
Xem thêm về Máy bơm nước thải thả tõm 3pha nào tốt nhất