Máy bơm chìm

Hotline: 0969.623.286 - 0911.483.286

Vận chuyển miễn phí - Giao hàng toàn quốc

Máy Bơm chìm nước thải Bơm chìm nước thải

Xử lý nước thải với công nghệ AAO

2021-08-08 18:42:21

Ngày nay, cùng với sự bùng nổ dân số và tốc độ phát triển cao của nền kinh tế, lượng nước thải tăng lên đã để lại nhiều hậu quả phức tạp, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường nước. Đây là mối nguy đáng lo ngại không riêng gì của Việt Nam.


Xử lý nước thải với công nghệ AAO 1


Công trình Xử lý nước thải với công nghệ AAO tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Nước được dùng cho đời sống, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Sau khi sử dụng thì nước trở thành nước thải và chúng sẽ bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay, toàn bộ nước thải sinh hoạt chưa được xử lý và được thải bỏ ra sông, hồ, ao các con kênh, rạch... Vì vậy, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và bốc mùi khó chịu, làm mất cảnh quan và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người và các loài động thực vật sống gần khu vực xả thải.

Trước hiện trạng này, nhiều nghiên cứu xử lý nước thải đã được các nhà khoa học, chuyên gia môi trường đưa ra. Một trong những nghiên cứu đạt giải 3 của nhóm sinh viên khoa Khoa học và Công nghệ, Đại học Hoa Sen đã tổng hợp những kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thành đồ án với việc áp dụng sử dụng vật liệu đệm trong mô hình AAO, hiệu quả xử lý cao làm giảm nồng độ ô nhiễm của nước thải nói chung và nước thải sinh hoạt nói riêng và đặc biệt mô hình này không cần sử dụng đến các thiết bị bơm chìm nước thải nên giảm được chi phí đầu tư.

Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của người dân như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí… Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình thường được chia làm 2 loại: Nước thải từ nhà vệ sinh chứa các chất ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ, các loại vi sinh vật gây bệnh và nước thải từ các quá trình tắm, giặt, nấu ăn với các thành phần chất ô nhiễm không đáng kể. Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường là COD, N, P. Trong đó hàm lượng N và P là rất lớn trong nước thải sinh hoạt, nếu không được loại bỏ thì chúng sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa.

Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước, việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng.

Việc lựa chọn phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước thải, căn cứ dựa vào chất thải sinh hoạt sau khi đã phân loại.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý thông dụng nhưng vẫn còn gặp những hạn chế nhất định như: chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với quy mô lớn, các hệ thống xử lý hoá lý thì lại quá phức tạp và khó vận hành…

Đối với việc xử lý nước thải sinh hoạt có yêu cầu đầu ra không quá khắt khe đối với chỉ tiêu N và P, quá trình xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính là quá trình xử lý sinh học thường được ứng dụng nhất.

Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp xử lý, nhóm sinh viên khoa Khoa học và Công nghệ đã tìm hiểu được mô hình AAO. Mô hình AAO là một trong những mô hình kết hợp các phương pháp sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt: sau khi xử lý cấp 1 nước thải sẽ được chảy vào bể bùn hoạt tính yếm khí (Anaerobic Tank), tiếp đến sẽ chảy vào bể vi sinh hiếu khí (Aerobic), vi sinh vật sống bám trên các hạt bùn trong các bể, tại đây sẽ diễn ra quá trình vi sinh vật oxi hoá chất hữu cơ tốc độ cao, sau quá trình này thì các chất vô cơ và hữu cơ có trong nước thải vì thế mà giảm dần, quá trình này đặc biệt giảm đi đáng kể hàm lượng Nitơ tổng (Total- Nitrogen) và Photpho tổng (Total – Phosphase).


Xử lý nước thải với công nghệ AAO 2


Mô hình AAO.

Ứng dụng công nghệ AAO kết hợp lớp vật liệu đệm để xử lý nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao. Theo đó, nghiên cứu kết hợp quá trình tăng trưởng vi sinh lơ lửng và bám dính trong cùng một hệ thống của quá trình AAO nhằm tăng cường hiệu quả xử lý, giảm chi phí vận hành và xây dựng.

Mặc dù nước thải sinh hoạt có nồng độ chất ô nhiễm thấp nhưng lưu lượng thải ra lớn nên mức độ gây ô nhiễm rất cao. Công nghệ AAO có ưu điểm xử lý triệt để đồng thời COD, N, P trong một hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu xả thải nghiêm ngặt theo tính chất môi trường Việt Nam hiện tại và trong tương lai. Áp dụng thích hợp cho các công trình xử lý nước thải sinh hoạt vừa và nhỏ, chi phí đầu tư vận hành thấp, tiết kiệm diện tích xây dựng, chi phí xây dựng. Có thể đưa mô hình AAO vào sử dụng rộng rãi trong thực tế do: Chi phí thiết kế cũng như vận hành của hệ thống thấp, chi phí năng lượng ít hơn và mô hình vận hành đơn giản.

Cô Nguyễn Xuân Quỳnh Như, giáo viên hướng dẫn đề tài cho biết: Việc ứng dụng công nghệ AAO với sợi vật liệu đệm trong xử lý nước thải sinh hoạt là điểm mới của nghiên cứu. Trong đó, hệ thống xử lý tối ưu các nguồn nước thải sinh hoạt và các loại nước thải có thành phần chất hữu cơ cao như: nước thải bệnh viện, nước thải ngành chế biến thuỷ sản, nước thải ngành sản xuất bánh kẹo – thực phẩm...

Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đầu tiên thí điểm hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ này. Công trình sử dụng công nghệ AAO của Nhật Bản, kết hợp nhiều quá trình xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ bằng vi sinh, đảm bảo xử lý được triệt để theo tiêu chuẩn cao nhất đối với nước thải bệnh viện, chi phí vận hành thấp và ổn định, trình độ tự động hoá cao... cho thấy công nghệ AAO đang là một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề môi trường và xử lý nước thải ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.

Theo : Thanh Huyền (baoxaydung.com.vn)




Có thể bạn quan tâm :

Mô hình xử lý nước thải bệnh viện bằng cây sậy tại Bình Phước

Ưu điểm nổi bật của máy bơm chìm nước thải Tsurumi dòng KTZ

 Xem thêm. Xưởng sản xuất hộp bánh trung thu cao cấp đẹp nhất 2021

 









Các bài cùng chuyên mục

scroll